Giới thiệu

Các tác giả

  • Lm. Nguyễn Thái Hiệp, S.J. Học Viện thánh Giuse Dòng Tên, Việt Nam

Từ khóa:

Giới thiệu, Magis

Tóm tắt

Kính thưa quý độc giả, 

Tập San Magis 3 này được coi là một công trình có chất lượng được cải tiến đáng kể so với hai tập trước đó. Nó gồm ba bài viết thuộc lĩnh vực triết học, bảy bài luận thần học và một bài về phương pháp phân tích tu từ. Đáng chú ý là bài phương pháp phân tích tu từ (§ 8) được chuyển ngữ từ công trình chuyên môn của bậc thầy về lĩnh vực này, Roland Meynet, S.J. Ba bài luận triết học (§ 9, 10, 11) được trích từ các Luận văn tốt nghiệp Chương trình Triết học tại Học Viện Thánh Giuse Dòng Tên (SJJS). Chất lượng học thuật của các bài viết này rõ ràng đã vượt quá yêu cầu về chất lượng và đích nhắm của Tập San Magis như đã được nêu ra từ số đầu tiên, “chọn đăng tải những bài nghiên cứu cá nhân được quý giáo sư đánh giá cao và có triển vọng vươn tới tầm mức học thuật nghiêm túc. […] Hẳn đây chưa phải là những nghiên cứu chuyên sâu và thấu đáo, nhưng chúng là những bài tập cơ bản về nghiên cứu học thuật, tạo đà cho những nỗ lực tra vấn và diễn tả chân lý đức tin sâu rộng về sau.” 

Riêng các bài luận thần học, chúng phản ánh khả năng nắm bắt có hệ thống các chủ đề thần học cơ bản từ phía các học viên, từ đó khơi lên trong họ các vấn đề cần suy tư phản tỉnh và áp dụng thực tiễn. Tiêu biểu là bài “Chiều Kích Ba Ngôi và Đặc Tính Chứng Tá” (§ 6) thuộc lĩnh vực Thần Học Thánh Kinh, khởi đi từ giáo huấn của Phaolô về việc đón nhận và sống tròn đầy hơn các đặc sủng trong Giáo Hội, dẫn đến suy tư cá nhân về lời mời gọi sống “tính Hiệp Hành” (Synodality). Trong khi, bài “Canh Tân Quan Niệm Về Con Người” (§ 1) thuộc lĩnh vực Nhân học và Luân Lý, trình bày nền luân lý mới dựa trên nền nhân học được canh tân, nhìn con người như một chủ thể mang nơi mình một nhân tính bị tổn thương, từ đó phản tỉnh về vai trò của Giáo Hội vừa là một người thầy, vừa là một người mẹ biết thấu cảm và đầy xót thương. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là những bài viết nghiên cứu về ánh sáng Lời Chúa hướng dẫn đời sống người tín hữu (§ 4, 5, 7), về sự hiện của Giáo Hội trong thế giới và sứ mạng của nó đối với con người (§ 2, 3). Trong đó, phần đúc kết mỗi bài viết là những nhận định và suy tư cá nhân liên quan đến tính sư phạm hữu hiệu của Lời Chúa đối với đời sống đức tin người tín hữu và tính khả tín của Giáo Hội trong các giáo huấn của mình.

Điểm mới trong Magis 3 là việc đăng tải bài viết chuyên môn của giảng sư có thế giá trong lĩnh vực Thánh Kinh, bài “phương pháp phân tích tu từ”. Bài viết này được coi là có giá trị tham chiếu quan trọng về mặt phương pháp, hướng dẫn cách tiếp cận các bản văn Kinh Thánh, đặc biệt là các bản văn có nét văn chương Do Thái (hoặc Sê-mít). Việc đăng tải một bài viết như thế tạo ra một khả thể mới cho Tập San Magis, để nó cũng dần trở thành nơi đón nhận những đóng góp thực tiễn của các giáo sư đối với các môn học mà họ giảng dạy cho các học viên tại SJJS. Rõ ràng sự đóng góp này không những khích lệ tinh thần học hỏi của các học viên, mà còn nâng cao chất lượng và tính khả dụng của Tập San Magis này, dù nhỏ bé nhưng vẫn muốn được tăng trưởng “Hơn Nữa” như đúng tên gọi Magis của nó.

Với tất cả những điều ấy, một lần nữa Ban Biên Tập Tập San Magis rất hoan nghênh và cảm kích sự quan tâm và ủng hộ của quý giáo sư và của quý thầy cô dành cho Tập San Magis này. Chúng tôi hy vọng trong những số tiếp theo, Tập San Magis sẽ tiếp tục nhận được những đóng góp bài viết từ phía quý vị. Giờ đây, thay mặt Ban Biên Tập, tôi xin trân trọng giới thiệu Tập San Thần Học Magis 3 đến với tất cả quý vị.

T.M. Ban Biên Tập

Lm. Nguyễn Thái Hiệp, S.J.

Dear Readers,

This third issue of Magis is considered to be a significantly improved work compared to the previous two editions. It includes three articles in the field of philosophy, seven theological essays, and one on rhetorical analysis methods. Notably, the article on rhetorical analysis (§8) is a translation from a specialized work by the master in this field, Roland Meynet, S.J. The three philosophical essays (§9, 10, 11) are excerpts from the graduation theses of the Philosophy Program at the St. Joseph Jesuit Scholasticate (SJJS). The academic quality of these writings clearly exceeds the standard and objectives set for Magis Journal from its very first issue: “to select and publish individual research papers highly regarded by professors, with the potential to reach a serious academic level. […] While these may not yet be in-depth, comprehensive studies, they serve as foundational exercises in academic research, paving the way for future efforts to question and express the deeper truths of faith.”

Regarding the theological essays, they reflect the ability of the students to systematically grasp fundamental theological themes, which in turn inspire them to reflect and apply these ideas practically. A prime example is the essay “The Trinitarian Dimension and the Nature of Witness” (§6) in the field of Biblical Theology, starting from Paul’s teaching on receiving and living more fully the charisms within the Church, leading to a personal reflection on the call to live “Synodality.” Meanwhile, the essay “Renewing the Concept of Humanity” (§1) in the field of Anthropology and Morality presents a new morality based on a renewed anthropology, viewing humanity as a subject bearing a wounded nature, thus reflecting on the Church’s role as both a teacher and a compassionate, merciful mother. Last but not least are essays exploring how the light of the Word of God guides the lives of believers (§4, 5, 7), as well as the presence of the Church in the world and its mission to humanity (§2, 3). Each article concludes with personal reflections and thoughts on the effective pedagogical nature of the Word of God for the faith life of believers and the credibility of the Church in its teachings.

A new feature in Magis 3 is the publication of a specialized article by a respected lecturer in the field of Biblical Studies, on the “rhetorical analysis method.” This article is considered to hold significant methodological reference value, guiding the approach to biblical texts, especially those with a Hebrew (or Semitic) literary character. Publishing such an article opens up new possibilities for Magis Journal, gradually allowing it to become a space for the practical contributions of professors to the subjects they teach to the students at SJJS. Clearly, this contribution not only encourages the learning spirit of the students but also enhances the quality and usability of this modest Magis, which strives to grow “More” as its name Magis suggests.

With all that in mind, once again, the Magis Editorial Board warmly welcomes and appreciates the support and interest from professors and teachers. We hope that in future issues, Magis will continue to receive contributions from you. Now, on behalf of the Editorial Board, I am honored to present to you the third issue of the Magis.

On behalf of the Editorial Board,
Fr. Nguyen Thai Hiep, S.J.

Tiểu sử Tác giả

Lm. Nguyễn Thái Hiệp, S.J., Học Viện thánh Giuse Dòng Tên, Việt Nam

Linh Mục Nguyễn Thái Hiệp, tu sỹ Dòng Tên, hiện là Tổng biên tập Tạp chí Magis của Học Viện thánh Giuse Dòng Tên, Việt Nam.

Fr. Nguyen Thai Hien, S.J., is currently the editor-in-chief of the Magis Journal of the Saint Joseph Jesuit Scholasticate, Vietnam.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-10-16

Cách trích dẫn

Nguyễn, Thái Hiệp. 2024. “Giới thiệu”. Khoa Học Công Giáo Và Đời Sống 4 (3):i-iv. http://khoahocconggiao.org/index.php/tckh/article/view/121.

Số

Chuyên mục

Research Articles

Các bài báo tương tự

1 2 3 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả