Những Thách Đố Của Lời Khấn Vâng Phục và Phương Thế Để Sống Lời Khấn Vâng Phục Trong Đời Sống Thánh Hiến Giữa Lòng Thế Giới Ngày Nay
The Challenges of the Obedience Vow and the Ways to Live Obedience in the Life of Holiness in the World Today
DOI:
https://doi.org/10.54855/csl.23334Từ khóa:
Đời sống Thánh hiến, Khiết Tịnh, Vâng Phục, Khó NghèoTóm tắt
Đời sống Thánh hiến được xem là một cuộc nhập thế giữa dòng đời. Có thể nói, Tu sĩ là những con người “không thuộc về thế gian,” nhưng sống giữa thế gian và chịu ảnh hưởng của nó. Đặc biệt là trong một thế giới không ngừng đổi thay trên tất cả các lãnh vực của đời sống xã hội. Điều đó đã tác động một cách mạnh mẽ đến đời sống tu trì và trở thành một thách đố lớn đối với những ai đang dấn thân cho lý tưởng này. Nhất là trong việc tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm: Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục bằng lời khấn hoặc bằng mối ràng buộc thánh. Đức Gioan Phaolô II xác quyết: “Các lời khuyên Phúc Âm là một ân huệ của Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh. Qua hồng ân đó các tu sĩ diễn tả cho thế giới biết rằng Thiên Chúa yêu thương và Ngài hoạt động trong trong sự yếu đuối nơi bản tính mỏng dòn của những người Ngài kêu gọi.” Cũng thế, lời khuyên về đức Vâng phục, được đảm nhận trong tinh thần Đức tin và Đức ái để theo bước Chúa Kitô là Đấng đã vâng phục cho đến chết (x. Pl 2, 6-11). Người Tu sĩ sống theo lối sống của Chúa Kitô để biểu lộ sự hiện diện nhiệm mầu của Nước Thiên Chúa. Vì thế, đức Vâng phục đòi buộc ý chí của người sống đời Thánh hiến một sự vâng phục trong tình yêu. Vậy nên việc sống đức Vâng phục là một thách đố không hề nhỏ đối với người Tu sĩ. Vấn đề khủng hoảng về các giá trị luân lý, đạo đức và nguy cơ loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống; khuynh hướng tôn sùng chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, …, tất cả những điều đó đã ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến đời sống của người Tu sĩ. Do đó, đề tài: “Những thách đố của lời khấn Vâng phục và phương thế để sống lời khấn Vâng phục trong đời sống Thánh hiển ngày nay” nhằm tìm hiểu cũng như làm rõ hơn vấn đề được đặt ra. Từ đó có thể có cái nhìn tổng quát và hiểu biết hơn về ơn gọi “đặc biệt” này.
Abstract
Holy Life is Seen as an Encounter with the World. It can be said that monks and nuns are people who are 'not of this world,' yet they live in the midst of the world and are influenced by it, especially in a world that is constantly changing in all aspects of social life. This has strongly impacted their life of solitude and has become a significant challenge for those who embrace this ideal, especially in adhering to the Gospel counsels of Chastity, Poverty, and Obedience through vows or sacred commitments.
Pope John Paul II affirmed, 'The Gospel counsels are a grace from the Holy Trinity. Through this grace, monks and nuns express to the world that God loves and acts in the weakness of human nature, which He calls.' Similarly, the counsel of Obedience, undertaken in the spirit of Faith and Love, follows in the footsteps of Christ, who obeyed until death (Philippians 2:6-11). Monks and nuns live according to the lifestyle of Christ to manifest the eschatological presence of the Kingdom of God. Thus, the virtue of Obedience demands the will of those living the consecrated life to be obedient in love.
Therefore, living the virtue of Obedience poses a considerable challenge for the monastic life. The crisis concerning moral values, ethics, and the risk of eliminating God from life; the tendency to worship materialism, pragmatism, individualism, and so forth, have all directly affected the lives of monks and nuns. Thus, the topic 'The Challenges of the Obedience Vow and the Way to Live the Obedience Vow in Contemporary Consecrated Life' aims to understand and clarify the issues raised. From there, a more comprehensive and profound understanding of this 'special' calling.
Tài liệu tham khảo
Catechismo Dei Voti Religiose Paolo Prvera, Thánh Hiến cuộc đời, Phạm Duy Lề Chuyển ngữ,11.
X. Thánh Công Đồng Vaticano II, UBGLĐT Trực thuộc Hội Đống Giám Mục Việt Nam chuyển ngữ (Hà Nội: NXB. Tôn giáo 2012). 151;154.
X. Dòng Thánh Gia – Long Xuyên, đăng trong “Báo Dựng Lều số 39”, ngày đăng 19-05-2017, ngày truy cập 22-02-2023, https://ungsinhdongten.net/loi-khan-vang-loi-voi-nhung-thach-trong-thoi-dai-ngay-nay/.
X. Ausculta 3, Niềm vui nhân đức, (Đơn Dương: NXB. Học viện triết Châu Sơn, 2017), 50.
Catechismo Del Voti Religiosi, Thánh hiến cuộc đời, Phạm Duy Lễ dịch (Giáo cương lời khấn tu trì dưới ánh sáng Công đồng Vaticanô II), 169-170).
Nguyễn Ngọc Hải, Nhân luận triết học, (Hà Nội: NXB, Tôn Giáo, 2021), 64.
X. Ausculta 3, Niềm vui nhân đức, 55.
Ibid., 56.
X. Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô VI, Tông huấn Chứng tá phúc âm, số 27, 1976.
X M. Leo Nguyễn Thành Trung, đăng trong Đời Sống Thánh Hiến, ngày truy cập 22-02-2023, http://danvienphuocly.com/doi-song-thanh-hien/dan-si-song-loi-khan-vang-phuc-trong-the-gioi-hom-nay-2415.html#_ftn12.
Đời thánh hiến và lời khấn dòng, Lưu hành nội bộ, Hội dòng Xi-tô Thánh Gia, 79.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Bản quyền (c) 2023 Phêro- Hiếu Nguyễn Quang Trung , Phêro Lê Văn Bắc , Giuse- Viên Nguyễn Văn Cảnh , Fx Nguyễn Thanh Đạt , G.B Nguyễn Văn Hoạt , Giuse Phạm Văn Thanh
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 .
Authors retain copyright and grant the journal the right of first publication with the work simultaneously licensed under a Creative Commons Attribution 4.0 International License that allows others to share the work with an acknowledgment of the work's authorship and initial publication in this journal.
Authors are able to enter into separate, additional contractual arrangements for the non-exclusive distribution of the journal's published version of the work (e.g., post it to an institutional repository, in a journal or publish it in a book), with an acknowledgment of its initial publication in this journal.